MỘT SỐ MÓN ĂN NGÀY LỄ TẾT NGƯỜI NHẬT THƯỜNG SỬ DỤNG

Tại Nhật Bản, các ngày lễ và lễ hội diễn ra hầu như quanh năm, và sẽ có những loại món ăn thích hợp dành cho các ngày lễ này: món bánh dày hình thoi, bánh bột gạo tẩm đường được xếp trên bàn bày toàn búp bê dành cho ngày lễ bé gái – Hina Matsuri vào ngày 3 tháng 3 hay bánh dango được chế từ bột gạo cho ngày hội ngắm trăng vào tháng 9.
Bánh giòn Hina-arare


Nhật Bản ăn Tết theo dương lịch. Những ngày đầu tháng giêng là thời gian quan trọng nhất trong năm của người Nhật. Vào năm mới, người Nhật cúng Thần ngũ cốc với tâm niệm vị thần năm mới này sẽ phù hộ một mùa vụ bội thu.Trong những ngày cuối năm, họ dọn dẹp nhà cửa, trang trí kadomatsu (được làm từ một cành thông cùng tre và mai để đón Thần năm mới) trước cổng và shimekazai (có ý nghĩa đuổi quỷ trừ tà) trên cửa ra vào và bàn thờ.
Bánh dày Kagamimochi

Bánh được bày trên tokonoma là góc trang trọng trong nhà, được coi là chỗ ngồi của Thần. Bánh này được làm từ loại gạo nếp mà người ta tin rằng mang hồn cây lúa.
Osechi là những đồ ăn ngon được chuẩn bị với các món nấu, món trộn dấm, món nướng làm từ hải sản, thịt và các loại rau với hương vị và màu sắc phong phú cùng thành phần dinh dưỡng hợp lý. Mỗi nguyên liệu lại mang một ý nghĩa riêng hàm chứa lời cầu chúc một năm mới nhiều may mắn: cá tráp mang ý nghĩa may mắn, rong biển với ý nghĩa vui mừng, đậu có ý nghĩa mạnh khoẻ, trứng cá trích – con cháu đông đúc, ngó sen – nhìn xa trông rộng, tôm – sự trường thọ. Osechi thường được xếp trong một hộp sơn Nhật 4 cạnh. Osechi được chế biến bằng phương pháp và nguyên liệu để lâu được nhằm giảm công việc nội trợ trong khoảng ba ngày Tết.
Thức ăn ngày Tết có thể khác nhau tuỳ mỗi vùng và mỗi nhà. Món ăn cổ truyền trong dịp Tết còn gồm các món dưới đây.
Món khai vị iwai – zakana. 
Món này thường được đặt trên cái đĩa hình hagoita (vợt chơi cầu lông vào dịp Tết), và gồm 3 món: tazukuri, kazunoko, kuromame.
     + Tazukuri là món cá mòi nhỏ sấy khô tẩm đường và nước tương. Ngày xưa người ta thường dùng bã cá mòi để bón phân cho ruộng lúa. Tazukuri (làm ruộng) nói lên hy vọng được mùa.
      + Kazunoko là món trứng cá trích muối. Chúng được nhúng nước rồi ướp rượu sake và nước tương. Món kazunoko (nghĩa đen là con cháu đông đúc) nói lên hy vọng sinh được con đàn cháu đống.
+ Kuromame màu đen, một loại đậu phụ, đã được luộc và tẩm đường. “Mame”vừa có nghĩa là “đậu”, vừa có nghĩa là “sức khỏe tốt”.
Ngoài ra còn có món nấu zouni gồm bánh bột nếp mochi (dùng để cúng), rau, thức ăn biển, và thịt gà. Món soup này có những lát củ cải trắng và cà rốt thái mỏng buộc với nhau, để có được màu đỏ và trắng là những màu lễ hội cổ truyền Nhật Bản. Người ta tỉa các nguyên liệu theo hình cánh hoa, nhuộm màu sau đó bày biện thật đẹp để mừng năm mới.
Bánh dày của từng vùng cũng khác nhau, ví dụ như vùng Tây Nhật Bản làm bánh hình tròn còn vùng Đông Nhật Bản lại làm bánh hình vuông.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Đồ của tao là của tao, đồ của mày cũng là của tao"

BẠN ĐÃ HỌC NGHE ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

NHỮNG GÓC KHUẤT CỦA XÃ HỘI NHẬT BẢN HIỆN NAY